Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Ngày 15/2/2016, Thông tư 01/2016/TT-BCA Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông có hiệu lực, thay thế Thông tư 65 ban hành ngày 30/10/2012.
Vào ngày 4/1/2016 Bộ Công An ban hành thông tư 01/2016/TT -BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông.
Theo đó, thông tư có hiệu lực từ ngày 15/2/2016 cảnh sát giao thông có quyền được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên việc dừng các phương tiện đang tham gia giao thông phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- An toàn, đúng quy định của pháp luật;
- Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
- Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, việc dừng xe để kiểm soát chỉ trong các trường hợp sau đây:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
- Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
-Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
- Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Cảnh sát giao thông có nhiều hình thức tuần tra, kiểm soát giao thông. Theo quy định pháp luật bao gồm ba hình thức tuần tra, kiểm soát, cụ thể là hình thức tuần tra, kiểm soát công khai và hình thức tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp hóa trang, tuần tra kiểm soát thông qua phương tiện , thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
- Tuần tra, kiểm soát công khai phải có kế hoạch được Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt. Kế hoạch tuần tra, kiểm soát phải ghi rõ thời gian, tuyến đường, địa điểm thực hiện tuần tra, kiểm soát.

Khi tuần tra, kiểm soát công khai phải thực hiện các quy định sau đây:

+ Sử dụng trang phục theo đúng quy định của Bộ Công an;
+ Sử dụng phương tiện giao thông hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi địa bàn được phân công;
+ Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
- Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang thì phải được Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang trong trường hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;và đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.;  Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định trường hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tư, an toàn giao thông.

Điều kiện để cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang:

+ Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được người có thẩm quyền bên trên phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, phương thức liên lạc, thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;
+ Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật;
+ Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang để sách nhiễu, gây phiền hà, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Tuần tra, kiểm soát bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì đơn vị thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bố trí cán bộ có đủ tiêu chuẩn theo quy định trực tại Trung tâm điều hành để phối hợp vận hành hệ thống giám sát và thông báo vi phạm của người, phương tiện tham gia giao thông cho Tổ tuần tra, kiểm soát làm nhiệm vụ trên tuyến để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định.
Khi nhận được thông báo hành vi vi phạm của người, phương tiện tham gia giao thông từ Trung tâm điều hành hệ thống giám sát, Tổ tuần tra, kiểm soát thực hiện nhiệm vụ dừng phương tiện, kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định. Kết thúc ca tuần tra, kiểm soát, Tổ trưởng có trách nhiệm thống kê vụ việc đã kiểm soát, xử lý về Trung tâm điều hành.
Cán bộ trực tại Trung tâm điều hành có trách nhiệm thống kê các vụ việc phát hiện thông qua hệ thống giám sát nhưng chưa được kiểm soát, xử lý vi phạm, báo cáo, đề xuất bằng văn bản với người có thẩm quyền để xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Các hành vi vi phạm do thiết bị kỹ thuật của hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ghi, thu được phải thống kê, lập danh sách, in thành bản ảnh hoặc bản ghi, thu về hành vi vi phạm và lưu giữ trong hồ sơ vụ, việc vi phạm hành chính theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ.
Như vậy, khi dừng xe người tham gia giao thông trên đường, cảnh sát giao thông không những phải nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ ngành công an, cụ thể như sau
- Chỉ được dừng xe người tham gia giao thông trong các trường hợp nhất định, bao gồm:
+ phát hiện lỗi thông qua phượng tiện, thiết bị thông tin kỹ thuật
+ có kế hoạch tuần tra, văn bản để nghị của các cấp có thẩm quyền trong việc dừng xe đảm bảo an ninh, trật tự an toàn giao thông
+ phát hiện thông qua tố giác, tin báo của người và hành vi vi phạm giao thông
Mà bên cạnh đó, cảnh sát giao thông còn phải mang theo biển hiệu và giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định ngành công an để tránh tình trạng cảnh sát giao thông giả mạo lừa người tham gia giao thông đồng thời nếu người tham gia giao thông khi bị dừng xe có bị vi phạm giao thông hay không bị thì cảnh sát giao thông khi tiếp xúc vẫn phải có thái độ đúng mực và ứng xử phù hợp với từng đối tượng được kiểm tra. Không được sách nhiễu, gây phiền hà, làm ảnh hưởng tới quyền lợi ích hợp pháp của người tham gia giao thông đồng thời là lợi ích của Nhà nước.

Căn cứ pháp lý 

Điều 87 luật giao thông đường bộ 2008

Điều 2,3,4,5 và Mục 3 hình thức tuần tra, kiểm soát theo Thông tư số 01/2016/TT - BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức và nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông
Bài viết cùng chuyên mục : 
Nguồn : tuvanphapluat.tinmoi.vn



0 nhận xét:

Đăng nhận xét